Đó là nguyên tắc đầu tiên trong 3 nguyên tắc đạo đức của Người: nói thì phải làm, xây đi cùng với chống và tu dưỡng đạo đức suốt đời.

Trong bài giảng "Tư cách một người cách mệnh", Bác viết:

"Tự mình phải:

Cần kiệm.

Hoà mà không tư.

Cả quyết sửa lỗi mình.

Cẩn thận mà không nhút nhát.

Hay hỏi.

Nhẫn nại (chịu khó).

Hay nghiên cứu, xem xét.

Vị công vong tư.

Không hiếu danh, không kiêu ngạo.

Nói thì phải làm”...

"Nói thì phải làm", chỉ với bốn từ đơn giản tưởng chừng như rất dễ thực hiện ấy, nhưng suốt cả cuộc đời mình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng phấn đấu làm gương cho sự thống nhất giữa tư tưởng, lời nói với hành động và hiệu quả. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác, nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành độc lập tự do cho dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Bác đã làm đúng như khi trả lời các nhà báo nước ngoài năm 1946 "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".

Đối với mỗi người để thực hiện được việc thống nhất giữa lời nói với hành động, lời nói đi đối với việc làm, là điều không dễ, nó đòi hỏi cần phải có sự cố gắng, bền bỉ và một quyết tâm, bởi bất kỳ công việc nào, nhiệm vụ gì, dù lớn hay nhỏ, khó hay dễ, phức tạp hay giản đơn, nhưng nếu không ra sức phấn đấu thì cũng không thể thành công được. Kết quả công việc là thước đo của mỗi người. Với các cán bộ, đảng viên và những người làm công tác lãnh đạo thì lời nói với việc làm lại càng quan trọng và cần thiết, vì cán bộ là gốc của mọi công việc, là những tấm gương để quần chúng noi theo. Trong đạo đức, việc nêu gương là vô cùng cần thiết, vì "...Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền".

Lời nói đi đôi với việc làm, nói được làm được, sẽ mang lại những hiệu quả lớn, được nhiều người hưởng ứng và làm theo. Để làm được điều đó, khi đề ra công việc tránh cách nói chung chung, đại khái và khó hiểu, cần phải cụ thể, thiết thực, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Ngược lại nói nhiều làm ít hoặc nói mà không làm thì sẽ chỉ mang lại những kết quả phản tác dụng. Nếu chính mình tham ô mà bảo người khác liêm khiết thì không được. Nếu rói rằng phải cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, mà bản thân mình lại lười biếng, không hoàn thành những công việc được giao, không tiết kiệm, sống hoang phí, xa hoa trong khi cuộc sống của đại đa số nhân dân còn nhiều thiếu thốn, luôn tìm cách tham ô tiền của Nhà nước và nhân dân... thì những lời nói đó sẽ không có tác dụng giáo dục.

Với trình độ giác ngộ và dân trí ngày càng cao, không phải cứ nghe cán bộ nói là quần chúng sẽ làm theo mà họ xem việc cán bộ làm. Bác Hồ đã chỉ ra rằng nhân dân chỉ quý mến những người có phẩm chất và tư cách đạo đức tốt, vì vậy muốn hướng dẫn họ thì mình phải làm mực thước "Cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh... Phải thật thà nhúng tay vào việc".

Mỗi người, mỗi ngành, mỗi giới, mỗi tầng lớp nhân dân đều có những công việc, nhiệm vụ, cách làm và trách nhiệm riêng. Do đó khi gặp các đồng chí lãnh đạo của từng ngành Bác đều chỉ ra cách làm sao cho thiết thực, nhanh, gọn và đạt hiệu quả cao. Cán bộ cần phải đi sâu đi sát, kiểm tra đôn đốc kết quả của việc thực hiện những công việc đã đề ra, không thể làm theo lối quan liêu, như cách "Tỉnh gửi giấy về huyện, huyện gửi giấy về xã. Giấy không thể che rét cho trâu bò được”.

Cả cuộc đời mình Bác rất quan tâm đến việc rèn luyện tư cách đạo đức, tác phong của các cán bộ, đảng viên, đến lời nói phải đi đôi với việc làm và bản thân Bác là một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, về cần kiệm liêm chính để ch úng ta học tập và noi theo.( CityWeb)

Tin tức đọc nhiều
  • Sự ra đời các chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam và phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân trung quận (1930-1935)

    Sự ra đời các chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam và phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân trung quận (1930-1935)

  • KHU DI TÍCH LỊCH SỬ RẠCH GIÀ

    KHU DI TÍCH LỊCH SỬ RẠCH GIÀ

  • Quyết định công khai kế hoạch sử dụng đất đến năm 2022 của huyện Bình Chánh

    Quyết định công khai kế hoạch sử dụng đất đến năm 2022 của huyện Bình Chánh

  • Ông Võ Đức Thanh - Phó Bí thư Huyện ủy Bình Chánh trúng cử chức danh Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh nhiệm kỳ 2021-2026

    Ông Võ Đức Thanh - Phó Bí thư Huyện ủy Bình Chánh trúng cử chức danh Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh nhiệm kỳ 2021-2026

  • Thông tin tuyển dụng viên chức ngành giáo dục  và đào tạo năm học  2022 - 2023

    Thông tin tuyển dụng viên chức ngành giáo dục và đào tạo năm học 2022 - 2023