Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút) và sáng thứ bảy (từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút)
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, công chức tiếp nhận hồ sơ, viết giấy biên nhận;
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ những loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký và ghi rõ họ, tên người tiếp nhận hồ sơ;
+ Trong trường hợp hồ sơ không được bổ sung, hoàn thiện theo hướng dẫn thì người tiếp nhận hồ sơ từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký và ghi rõ họ tên
Bước 3: + Thực hiện đăng ký khai sinh: Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn thực hiện đăng ký khai sinh ngay trong ngày; trường hợp hồ sơ tiếp nhận sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay trong ngày thì tiến hành giải quyết trong ngày làm việc tiếp theo. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy khai sinh, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn có trách nhiệm chuyển thông tin đến Bảo hiểm xã hội quận, huyện thông qua mạng điện tử: họ và tên trẻ em; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; địa chỉ thường trú của trẻ em; họ tên mẹ hoặc cha hoặc người nuôi dưỡng; nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu;
+ Thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận thông tin qua mạng điện tử do Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn chuyển đến, Bảo hiểm xã hội quận, huyện có trách nhiệm kiểm tra thông tin và cấp thẻ bảo hiểm y tế. Khi đến nhận kết quả cấp thẻ bảo hiểm y tế, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn có trách nhiệm chuyển hồ sơ giấy cho Bảo hiểm xã hội quận, huyện gồm: Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế, văn bản đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn;
+ Trong trường hợp trẻ em bị bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo cần phải điều trị tại cơ sở y tế, có xác nhận của Cơ sở y tế điều trị, việc đăng ký khai sinh và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ được thực hiện theo thủ tục rút gọn như sau: • Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn cấp Giấy khai sinh, đồng thời chuyển thông tin cấp thẻ bảo hiểm y tế qua mạng điện tử cho Bảo hiểm xã hội quận, huyện ngay trong ngày nhận hồ sơ; • Ngay sau khi tiếp nhận thông tin cấp thẻ bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội quận, huyện giải quyết cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ trong 01 ngày làm việc và chuyển giao cho Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn
Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc (trường hợp bình thường) và 02 ngày làm việc (đối với trường hợp giải quyết theo thủ tục rút gọn), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, người nộp hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi đã nộp hồ sơ để nhận Giấy khai sinh, Thẻ bảo hiểm y tế
Bước 1: Người có yêu cầu thực hiện thủ tục liên thông đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút) và sáng thứ bảy (từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút).
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, công chức tiếp nhận hồ sơ, viết giấy biên nhận;
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ những loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký và ghi rõ họ, tên người tiếp nhận hồ sơ;
+ Trong trường hợp hồ sơ không được bổ sung, hoàn thiện theo hướng dẫn thì người tiếp nhận hồ sơ từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký và ghi rõ họ tên.
Bước 3: + Giải quyết đăng ký khai sinh: Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn thực hiện đăng ký khai sinh ngay trong ngày; trường hợp hồ sơ tiếp nhận sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay trong ngày thì tiến hành giải quyết trong ngày làm việc tiếp theo. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy khai sinh, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn có trách nhiệm:
• Chuyển thông tin đến Bảo hiểm xã hội quận, huyện thông qua mạng điện tử: họ và tên trẻ em; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; địa chỉ thường trú của trẻ em; họ tên mẹ hoặc cha hoặc người nuôi dưỡng; nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu;
• Lập hồ sơ đăng ký thường trú cho trẻ em và chuyển hồ sơ đăng ký thường trú cho Công an quận, huyện.
+ Giải quyết đăng ký thường trú: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thường trú do Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn chuyển đến, Công an quận, huyện kiểm tra tính hợp pháp, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ, lệ phí đầy đủ, đúng quy định, Công an quận, huyện thực hiện đăng ký thường trú cho trẻ em và trả kết quả đăng ký thường trú cho Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn để trả cho người dân. Người được giao chuyển hồ sơ của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn có trách nhiệm kiểm tra các thông tin được ghi trong sổ hộ khẩu và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định thì ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, Công an quận, huyện phải thông báo cho Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn biết để hoàn thiện hồ sơ và gửi lại cho Công an quận, huyện để đăng ký thường trú cho trẻ em. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện đăng ký thường trú thì Công an quận, huyện có văn bản trả lời kèm theo hồ sơ và lệ phí trả lại cho Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn để xử lý theo quy định;
+ Thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận thông tin qua mạng điện tử do Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn chuyển đến, Bảo hiểm xã hội quận, huyện có trách nhiệm kiểm tra thông tin và cấp thẻ bảo hiểm y tế. Khi đến nhận kết quả cấp thẻ bảo hiểm y tế, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn có trách nhiệm chuyển hồ sơ giấy cho Bảo hiểm xã hội quận, huyện gồm: Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế, văn bản đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn;
* Trong trường hợp trẻ em bị bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo cần phải điều trị tại cơ sở y tế, có xác nhận của Cơ sở y tế điều trị, việc đăng ký khai sinh và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ được thực hiện theo thủ tục rút gọn như sau:
• Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn cấp Giấy khai sinh, đồng thời chuyển thông tin cấp thẻ bảo hiểm y tế qua mạng điện tử cho Bảo hiểm xã hội quận, huyện ngay trong ngày nhận hồ sơ;
• Ngay sau khi tiếp nhận thông tin cấp thẻ bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội quận, huyện giải quyết cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ trong 01 ngày làm việc và chuyển giao cho Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn;
• Việc giải quyết hồ sơ đăng ký thường trú được thực hiện như Quy trình thông thường
Bước 4: + Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, người nộp hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi đã nộp hồ sơ để nhận Giấy khai sinh, Thẻ bảo hiểm y tế, Hộ khẩu.
+ Trường hợp thực hiện theo thủ tục rút gọn thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ, người nộp hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi đã nộp hồ sơ để nhận kết quả: Giấy khai sinh, Thẻ bảo hiểm y tế.
- Bước 1: Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng có đơn kèm theo biên bản về vụ việc bạo hành, xâm hại và văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội nơi trẻ em, người lang thang xin ăn không có nơi cư trú ổn định bị bạo hành, xâm hại có trách nhiệm lập hồ sơ. - Bước 2: Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức kiểm tra, xác minh và có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. - Bước 3: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Bước 4: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đưa đối tượng và bàn giao cho tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ngay sau khi có quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 1: Người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy chưa thành niên có trách nhiệm tự giác khai báo và nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi cư trú từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút) và buổi sáng thứ bảy từ (07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút)
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ có trong hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định thì cấp biên nhân hồ sơ; + Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, công chức phân công tiếp
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được Hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng, Tổ công tác cai nghiện ma túy có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, lập danh sách đối tượng tự nguyện cai nghiện và làm văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn
Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Tổ công tác cai nghiện ma túy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn quyết định việc cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng. Trường hợp từ chối, thông báo bằng văn bản, có nêu rõ lý do.
Bước 5: Căn cứ vào ngày hẹn trên biên nhận, cá nhân đến nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn.
Bước 6: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn chỉ đạo Tổ công tác cai nghiện ma túy xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động cai nghiện cho người tự nguyện cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo quy định
Bước 1: Người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy chưa thành niên nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi cư trú từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút) và buổi sáng thứ bảy từ (07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút).
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ có trong hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định thì cấp biên nhân hồ sơ; + Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, công chức phân công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình, Tổ công tác cai nghiện ma túy có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và làm văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn quyết định quản lý cai nghiện tự nguyện tại gia đình. Trường hợp từ chối, thông báo bằng văn bản, có nêu rõ lý do.
Bước 4: Căn cứ vào ngày hẹn trên biên nhận, cá nhân đến nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn.
Bước 5: Người nghiện ma túy, gia đình người nghiện ma túy phối hợp với Tổ công tác Tổ công tác cai nghiện ma túy xây dựng kế hoạch cai nghiện cá nhân và thực hiện các hoạt động cai nghiện cho người tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình theo quy định.
Bước 1: Đối tượng thay đổi nơi cư trú có văn bản kiến nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng tại nơi cư trú cũ và gửi văn bản kèm theo hồ sơ của đối tượng đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới của đối tượng
Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới xác nhận và chuyển hồ sơ của đối tượng đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
Bước 5: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cư trú mới thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng kể từ tháng ngay sau tháng ghi trong quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cũ của đối tượng
a) Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị kiểm tra các điều kiện sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, kiểm tra trên thực tế, nếu thấy đủ điều kiện, Phòng Giáo dục và Đào tạo có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định sáp nhập, chia, tách. Nếu không sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thì có văn bản thông báo đến Phòng Giáo dục và Đào tạo và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ nêu rõ lý do
Người yêu cầu cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch phải xuất trình các giấy tờ theo quy định.
Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ do người yêu cầu cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch xuất trình.
Cơ quan thực hiện chứng thực tiến hành chụp từ bản chính hợp đồng, giao dịch đang được lưu trữ và thực hiện chứng thực như sau: * Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định; * Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai. Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu.
Kiểm tra Email.
Để xem hướng dẫn lấy lại mật khẩu